Chào mừng bạn đến với Trường THCS Nguyễn Tri Phương

Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2010

Hóa học vui

Chuẩn bị giấy vẽ tranh: hòa tan AgNO3 vào nước cất để được dung dịch AgNO3 làm thuốc vẽ (10 g AgNO3 trong 90 g nước). Vẽ lên giấy trắng những hình tuỳ ý. Phơi ra ánh nắng để được những nét vẽ màu tím đen.
Sau đó pha một dung dịch HgCl2 hay Hg(NO3)2. Nồng độ dung dịch HgCl-2 cũng pha như của dung dịch AgNO3. Tô lên nét vẽ có màu tím bằng dung dịch HgCl2 cho đến khi mất hết màu hoàn toàn và tờ giấy trở lại màu trắng, khi thở khói thuốc lá lên tờ giấy, những nét vẽ màu đen lại xuất hiện.
Giải thích:
AgNO3 bị ánh sáng mặt trời phân hủy thành kim loại có màu đen(vì dung dịch AgNO3 loãng nên có màu tím)
2AgNO3 = 2 Ag + 2 NO2 + O2


Bạc kim loại tác dụng với HgCl2:
2Ag + 2HgCl2 = 2 AgCl (trắng)+HgCl2(trắng)
Khói thuốc lá có rất nhiều hợp chất khác nhau, trong đó có NH3 đã tham gia phản ứng tạo phức chất và giải phóng thủy ngân kim loại có màu đen. Nhờ đó những nét vẽ hiện ra:
AgCl + NH3 = Ag(NH3)2Cl
HgCl2- + NH3 = Hg + NH2 HgCl.HCl
Chú ý:
- Thủy ngân clorua rất độc nên dùng thận trọng. Giấy vẽ xong phải đốt bỏ cẩn thận và đốt nơi thoáng khí, không nên cho người khác sử dụng giấy đó.
- Khí NH-3 có trong khói thuốc lá nhưng ít nên sự hiện hình hơi lâu. Muốn hình hiện nhanh và rõ có thể làm như sau:
- Lấy một có thủy tinh cỡ 250 ml có đựng dung dịch NH4OH đậm đặc (khoảng 20 ml dung dịch ) rồi hơ qua hơ lại như làm phép trên miệng. Khí NH3 bay lên rất nhiều làm cho phản ứng xảy ra nhanh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét