Chào mừng bạn đến với Trường THCS Nguyễn Tri Phương

Thứ Bảy, 1 tháng 1, 2011

Những con rồng sót lại ở Việt Nam sau kỷ Jura


Trong các loài bò sát, họ Nhông Agamidae gồm những loài có chân cao, ngón chân dài để vận chuyển nhanh trên mặt đất, một số loài có màng da nối liền chân trước với chân sau thành cánh để có thể lượn trên không. Hầu hết các loài thuộc họ này có thân hình gai góc được phủ bên ngoài bằng chiếc áo giáp sừng rất chắc chắn, một số loài sống trên cây có khả năng bay lượn từ cây này sang cây khác và khả năng ngụy trang, biến đổi màu sắc của các loài này rất đa dạng. Với khả năng “tàng hình” này các loài thuộc họ nhông Agamidae có thể lẩn tránh kẻ thù và tìm kiềm thức ăn rất dễ dàng. Với 25 loài  được phát hiện và công bố ở Việt Nam, chúng có vai trò rất lớn trong hệ sinh thái của nước ta.
Rồng đất Physignathus cocincinus
Loài “khủng long” lớn nhất được tìm thấy ở nước ta có chiều dài khoảng 0,5m và nặng gần 2kg thường sống và săn mồi ở trên các cành cây ven các con suối lớn nơi các khu rừng còn tốt. Mặc dù chúng đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam để bảo vệ nhưng loài này thường bị săn bắt để lấy thịt cho các nhà hàng đặc sản nên số lượng của chúng đang bị đe dọa ở mức cao. Mặc dù thân hình xù xì và hung dữ nhưng nó là một gã khổng lồ đấy nhút nhát và một kỷ lục gia về lặn sâu và lâu dưới nước khi kiếm ăn.
Nhông  capra Acanthosaura capra
Chỉ thua kém kích cỡ và cân nặng đối với loài rồng đất Physignathus cocincinus. Nhông capra là kẻ săn mối mặt đất táo tợn và hung dữ, khi bị kẻ thù tấn công nó dương những chiếc gai nhọn và gồng người lên nhìn cơ thể rất “hoành tráng” kiến cho ngay cả nhựng con chồn đèn háu ăn cũng khiếp sợ và không dám tấn công.
Nhông Natale Acanthosaura nataliae
Thay đổi sắc màu rất nhanh khi thời tiết thay đổi loài nhông natale thường ẩn mình trên những chiếc lá cây rộng trong rừng mưa ở độ cao trên 1000m giúp nó bao phen thoát hiểm. Chiến thuật đổi màu còn giúp nó nhận ra nàng nhông cái nhanh nhất trong mùa giao phối và để khoe khoang với nàng về sắc đẹp, sự mạnh mẽ của chàng nhông cơ bắp khiến cho nàng nhông cái bị “hút hồn” rồi chấp nhận làm bạn tình.
Nhông ema Calotes emma
Với những chiếc chân dài, tốc độ chạy nhanh kỷ lục, chiếc đuôi dài có tác dụng như một chiếc bánh lái giúp nó cân bằng khi đi trên mặt nước mà không bị ướt. Loài nhông ema luôn khiến bạn bất ngờ khi được chứng kiến nó thoát thân trên mặt nước. Ở tốc độ chóng mặt này chỉ có những chiếc máy quay phim chụp hình chuyên dụng mới bắt kịp khoảnh khắc hiếm hoi đó trong tự nhiên.
Nhông xám Calotes mystaceus
Vũ khí lợi hại nhất khi săn mối của nhông xám là chiếc lưỡi dài, tốc độ phóng của lưỡi “nhanh như điện” khiến cho con mồi không có cơ hội thoát thân. Khi đã no nê với chiếc bụng căng đầy côn trùng nhông cái lặng lẽ bò xuống nhửng đám thảm mục thực vật và đáo đất đẻ trứng rồi biến mất để phó mặc cho những đứa con “mang nặng đẻ đau” tự nở ra và tự xoay sở kiếm sống khi nở mắt chào đời. Đó là tập tình không có tình mẫu tử của hầu hết các loài thuộc họ hàng nhà nhông chứ chẳng riêng gì loài nhông  xám xấu xí này.
Nhông vảy Acanthosaura lepidogaster
Có lẽ mải mê kiếm ăn khi cơn mưa đầu mùa bắt đầu rơi và không kịp trú mưa, loài nhông xám đang phơi mình trên gốc cây mục bên ven đường nhằm điều hoà thân nhiệt và cảm nhận làn hơi nước mát mẻ của mùa mưa đang đến gần. Ánh mắt láo liên của nó rất cảnh giác với những đe doạ xung quanh và chỉ cần một tiếng động nhỏ cũng đủ để cho nó ba chân bốn cẳng chạy trốn vào bụi cây rậm rạp gần nhất
Nhông hàng rào Calotes versicolor
Bên bức tường đá bạc phếch nhuốm màu thơi gian chàng nhông hàng rào đang chuyển sắc màu từ vàng sang đỏ rực như để khoe mẽ với cô nàng Nhông cái lẳng lơ bên dưới. Đe dọa kẻ thù và hấp dẫn bạn tình trong mùa giao phối bằng cách thay đổi màu sắc là tập tính thường thấy của động vật bò sát. Đây là loài rất phổ biến ở Việt Nam chúng ta có thể bắt gặp loài này ngay sau khu vườn, ven đường và ngay cả các lới đi trong công viên thành phố.

Nguyễn Thị Liên Thương
(Sinh vật rừng Việt Nam)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét