Từ Hear và Listen trong tiếng Anh đều có thể dịch là nghe. Để dịch chính xác thì phải căn cứ vào văn cảnh, tuy nhiên để dễ hiểu hơn về cách sử dụng của 2 từ này có thể tạm dịch Hear là nghe thấy và Listen là lắng nghe.
John: Hear và Listen đều có thể dịch là nghe. Trong tiếng Anh, để dịch chính xác thì phải căn cứ vào văn cảnh, tuy nhiên để dễ hiểu hơn về cách sử dụng của 2 từ này thì chúng ta hãy cứ tạm dịch Hear là nghe thấy và Listen là lắng nghe.
Linh: Anh John dịch như vậy hẳn các bạn cũng “vỡ” ra một chút rồi đúng không? Ở đây nếu không bàn về khía cạnh ngữ pháp mà chỉ bàn về khía cạnh nghĩa và tình huống sử dụng thì chúng ta chỉ cần lưu ý:
Hear - thể hiện tính thụ động
Listen - thể hiện tính chủ động
Thụ động có nghĩa là tự dưng nó đến, nhiều khi bạn không biết trước, không trông mong và không kiểm soát được. Chủ động có nghĩa là bạn muốn nghe cái gì đó, bạn lắng nghe nó với sự chú ý, bạn chọn lựa để nghe nó.
John: Nghe hơi máy móc nhỉ! Không sao, hãy xét các tình huống sau:
Ai đó nói và chợt bạn nghe thấy, đó là Hear. Bạn nghe thấy và dường như đó là người quen của bạn đang nói nên bạn lắng nghe xem có phải đúng là người quen của bạn không, đó là Listen.
Linh: Bạn nghe thấy tiếng xe cộ chạy qua, thật là ầm ĩ. Nhưng xe cộ chạy qua thì phải có tiếng rồi, đó là điều hiển nhiên, dù bạn có không muốn cũng phải nghe thấy. Đó là Hear. Bạn mở radio để nghe, vì bạn biết giờ này có chương trình ca nhạc mà bạn yêu thích và muốn nghe. Đó là Listen.
Did you hear what I just said? (Anh có nghe THẤY tôi vừa nói cái gì không?)
Sorry, I wasn’t listening. (Xin lỗi thầy, em đã không chú ý LẮNG nghe.)
Did you hear that? (Cậu có nghe THẤY không?)
What? (Cái gì cơ?)
That! Listen, it comes again! (Đó! LẮNG nghe mà xem, lại nữa đấy!)
I know you’re in there! I heard the TV! (Mẹ biết con ở trong đó rồi! Mẹ đã nghe thấy tiếng TV rồi!)
I listen to the radio every morning. (Sáng nào tôi cũng nghe radio.)
John: Sự thụ động và chủ động còn được nhắc đến khi muốn biết sự khác nhau giữa See, Look và Watch nữa.
See - thể hiện tính thụ động
Look và Watch - thể hiện tính chủ động.
Linh: Cách giải thích cũng tương tự như với Hear và Listen. Hãy xét một vài ví dụ cụ thể:
Wait, I think I see something! (Đợi đã, tôi nghĩ là tôi thấy cái gì đó) - bất chợt tôi nhìn thấy cái gì đó, tôi không biết trước và cũng không dự kiến sẽ nhìn thấy.
I looked at him. He’d changed a lot. (Tôi nhìn anh ấy. Anh ấy đã thay đổi nhiều quá.) - tôi nhìn một cách chăm chú, có chủ định vì đã lâu rồi tôi không gặp anh ấy nên muốn biết anh ấy thay đổi ra sao.
I looked out the window and saw him standing right at the door. (Tôi nhìn ra cửa sổ và thấy anh ấy đang đứng ngay ở cửa.) Tôi nhìn ra cửa là có chủ ý, và tôi điều khiển mắt tôi hướng ra cửa nên tôi dùng Look. Tôi không biết trước là sẽ thấy anh ấy, đây là sự việc bất ngờ. Tôi thấy anh ấy chỉ vì tôi nhìn ra cửa sổ thôi, vì vậy tôi dùng See.
John: Riêng đối với Watch, hành động nhìn ở đây tiến thêm 1 bậc nữa thành “xem”, tức là nhìn chăm chú, có chủ đích, theo dõi một quá trình vận động nào đó. Ví dụ như tôi xem một trận bóng, một bộ phim, xem bố tôi sửa xe để học theo…
Linh: Một vài ví dụ:
I watch him walk away without any regret. (Tôi nhìn anh ra đi mà không hề hối tiếc).
Next time, please stay awake and watch the game from the beginning till the end! (Lần sau thì hãy làm ơn tỉnh ngủ và xem trận đấu từ đầu cho tới cuối nhé!)
John & Linh: Chúc các bạn vui vẻ!
Hẹn gặp lại vào lần sau!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét